CÁCH LÀM BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐƯỢC GIẢI CAO
"Làm nghiên cứu khoa học làm gì cho mất thời gian", "NCKH khó lắm, không làm được đâu", "Không có giải được đâu, làm làm gì ..."
Đây là những câu nói mà bạn rất dễ gặp phải khi bạn chuẩn bị làm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, NCKH có thực sự khó ?
NCKH không hề khó nếu như bạn xem được bài viết này. OTSV đã có nhiều thành viên đạt giải cao trong việc làm NCKH và bài viết của chúng mình được đúc kết từ những người có kinh nghiệm.

Trên page: ONTHISINHVIEN.COM chúng mình có rất nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích và hoàn toàn FREE
1. Nghiên cứu khoa học là gì ?
1.1 Khái niệm:
NCKH là một hoạt động nghiên cứu dựa trên các thông số thu thập được để giải quyết một hoặc một vài vấn đề của xã hội ở nhiều lĩnh vực. NCKH ở trường đại học là hoạt động mà các bạn sinh viên làm sau khi tích lũy đủ kiến thức sau đó đi thu thập và xử lý số liệu thực tế và đưa ra giải pháp cho đề tài đã chọn.
1.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại NCKH. Trong bài viết này, YRC sẽ đề cập 2 cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
a. Theo chức năng nghiên cứu:
-
Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
-
Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
-
Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
-
Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn
b. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
-
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
-
Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm
Trên page: ONTHISINHVIEN.COM chúng mình có rất nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích và hoàn toàn FREE
1.3 Mục đích của NCKH:
Ở môi trường đại học, NCKH có mục đích là để giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào phân tích tình huống thực tế nhằm nhìn ra giải pháp khắc phục.
NCKH giúp sinh viên tiếp thu kiến thức sâu sắc và rèn luyện khả năng tư duy tổng thể, logic và khả năng xử lý tình huống.
2. Làm nghiên cứu khoa học có lợi ích gì ?
Khi sinh viên có công trình NCKH riêng sẽ rất thu hút các nhà tuyển dụng tạo sự khác biệt so với đa số các sinh viên khác.
NCKH thường sẽ được đề cử đi tham dự các cuộc thi, do đó nếu được giải bạn cũng sẽ nhận được phần thưởng hậu hĩnh.

NCKH là một trong những ưu tiên khi bạn apply học bổng doanh nghiệp, học bổng chính phủ và học bổng du học.
Do vậy, bạn nên bắt đầu tìm hiểu từ sớm và nên bắt đầu làm NCKH vào năm 2, năm 3 đại học. Vậy thì, làm nghiên cứu khoa học như thế nào, mời bạn xem tiếp phần sau nè ><.
3. Hình thức trình bày bài nghiên cứu khoa học:
Bài nghiên cứu khoa học có tiêu chuẩn nhất định về việc trình bày word, bạn nên bám sát theo tiêu chuẩn này để bài NCKH được tối ưu nhất:
- Thuyết minh phải được trình bày có bố cục, văn phạm rõ ràng, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang (ở giữa cuối trang), bảng – biểu – hình vẽ – đồ thị được đánh số và chú thích cụ thể rõ ràng. Nếu bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang (hạn chế trình bày theo cách này).
- Thuyết minh được in trên giấy trắng khổ A4 một mặt (210 mm x 297 mm); phông chữ Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ 13 - 14, mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,2 - 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.
- Cấu trúc trình bày thuyết minh theo thứ tự: Bìa chính – bìa phụ – mục lục – phần mở đầu – các chương nội dung – kết luận – tài liệu tham khảo – phụ lục (nếu có);
- Số trang tối thiểu 25 trang đối với đề tài thuộc lĩnh vực kỹ thuật; 45 trang đối với đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế (tính trong phần nội dung đề tài từ trang mở đầu đến hết phần tài liệu tham khảo);
- Các phần, chương, mục, tiểu mục… phải được phân định rõ và đánh số thứ tự một cách thống nhất. Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng. Các ký hiệu hoặc chữ viết tắt không thông dụng phải được chú giải rõ ràng;
- Các hình vẽ, bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích và nguồn trích dẫn.
Trên page: ONTHISINHVIEN.COM chúng mình có rất nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích và hoàn toàn FREE
4. Bố cục bài nghiên cứu khoa học chắc chắn có giải
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
1.4. Nội dung nghiên cứu
1.5. Đóng góp của đề tài.
1.5.1. Về mặt lý luận.
1.5.2. Về mặt thực tiễn.
1.6. Hướng phát triển của đề tài
2. MỤC LỤC .
3. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
5.1.1 Các khái niệm nghiên cứu chính trong mô hình.
5.1.2. Lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu (TRA, TPB) .
5.1.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA).
5.1.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
5.1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài.
5.1.4 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất.
5.1.4.1. Cảm xúc (Emotion)
5.1.4.2. Chuẩn mực chủ quan (Subject norm).
5.1.4.3. Nhận thức cảm nhận (Perceived awareness).
5.1.4.4. Nhãn mác (Label)
5.1.4.5. Giá cả (Price).
6. KẾT LUẬN.
6.1. Khẳng định kết quả nghiên cứu
6.2. Đề xuất các kiến nghị.
6.2.1. Nâng cao nhận thức cảm nhận của khách hàng.
6.2.2. Đồ uống không đường có thể giảm lượng calories nạp vào cơ thể.
6.2.3. Tạo dựng ấn tượng sản phẩm đến từng cá thể trong giới trẻ .
6.2.4. Thiết kế nhãn mác tạo sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm đồ uống không đường
6.2.5. Xây dựng chiến lược giá phù hợp với thị trường..
6.2.6. Nghiên cứu đa dạng các sản phẩm để phù hợp hơn hương vị của người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng hiện tại.
6.2.7. Cần xây dựng nên các kênh quảng cáo phù hợp nhắm rõ đối tượng tiếp cận
6.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC.
7.1. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
7.1.1. Tài liệu là sách
7.1.2. Tài liệu từ internet....
7.2. PHỤ LỤC.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC ĐÁP VIÊN ĐỊNH TÍNH.
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC DÙNG ĐỂ KHẢO
SÁT
PHỤ LỤC 3: BẢNG PHÂN TÍCH SPSS, AMOS.
5. Các tips làm nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên đạt giải cao.
Chia sẻ từ bạn Ý Nhi - Giải nhất Nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Đà Nẵng

- Chọn đề tài NCKH cẩn thận, phải có tính khả thi
- Chọn giáo viên hướng dẫn NCKH thật kỹ
- Đọc thật nhiều tài liệu, note những thông tin hữu ích
- Luôn phải có kế hoạch, thời hạn deadline cho các phần của bài nghiên cứu.
- Tuyệt đối không được BẬT hội đồng.
Nếu có câu hỏi thắc mắc, bạn cứ nhắn trực tiếp cho chúng mình ở page: Onthisinhvien.com nhé !
Trên đây là những điều bạn cần biết khi chuẩn bị bắt đầu làm bài nghiên cứu khoa học.
Chúc bạn làm bài tốt !