SERIE “ BẬT MÍ”
BẬT MÍ CÁCH HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN HIỆU QUẢ
Nguyên lý kế toán là môn học không thể thiếu trong chương trình học của ngành kinh tế tài chính, kế toán, kiểm toán,.... Môn này nghe nói là khó lắm, dễ “ tạch” lắm luôn, nên các bạn bài có cách học hợp lý để có thể nắm vững kiến thức, “an toàn” qua môn này.
Sau đây là một số tips học nguyên lý kế toán hiệu quả:
- Lên kế hoạch học tập khoa học- chiến lược lâu dài
Các bạn phải đi từ những kiến thức đơn giản nhất, rồi dần dần tìm hiểu những kiến thức cao hơn. Các bạn không nên vội vàng, đâm đầu vào những kiến thức cao quá sẽ khiến cho các bạn dễ bị “loạn” cả lên, mất luôn kiến thức nền tảng là “toang”.
- Học thuộc lòng bảng hệ thống tài khoản kế toán
Để có thể nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán một cách dễ dàng, sau đây là một số phương pháp ghi nhớ như sau:
- Học cấu trúc bảng hệ thống
- Tài khoản đầu 0: TK ngoài bảng
- Tài khoản đầu 1: TK tài sản ngắn hạn
- Tài khoản đầu 2: TK tài sản dài hạn
- Tài khoản đầu 3: TK nợ phải trả
- Tài khoản đầu 4: TK nguồn vốn chủ sở hữu
- Tài khoản đầu 5: TK doanh thu
- Tài khoản đầu 6: TK chi phí sản xuất kinh doanh
- Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác
- Tài khoản đầu 8: 811 là TK chi phí khác
- Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh
- Học những tài khoản chính trong từng loại:
- Tài khoản tài sản sẽ có đầu 1 và 2: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
- Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầu 3 và 4: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản doanh thu có đầu 5 và 7: PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản chi phí có đầu 6 và 8: PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
- Xem nội dung từng tài khoản, nếu có thể thì tham chiếu luôn những trường hợp nào thì hạch toán vào tài khoản này, tài khoản kia…
- Học cách tài khoản theo “ từng đôi” như phải thu 131, 136, 138; phải trả 331, 336, 338. Hay các khoản dự phòng đều kết thúc bởi số 9.
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT
- Định khoản nghiệp vụ phát sinh
- Xác định đối tượng kế toán cần định khoản
- Nợ ghi trước, Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi Nợ rồi mới sang Có
- Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên
- Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có
- Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có
- Các nguyên tắc định khoản
- Ghi Nợ trước- ghi Có sau
- Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên, giảm ghi 1 bên
- Tổng giá trị ghi Nợ= Tổng giá trị ghi Có
- Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn
- Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
- Số dư cuối kỳ= số dư đầu kỳ+ Phát sinh tăng trong kỳ- phát sinh giảm trong kỳ.
- Làm thật nhiều bài tập để nhớ
- Luôn chăm chỉ, cần cù, thận trọng và kiên nhẫn
Với môn nguyên lý kế toán, đòi hỏi các bạn phải cần cù, cẩn thận, kiên nhẫn, chịu khó và nhanh nhạy với các con số.
Trong kế toán, các bạn cần tỉ mỉ, cẩn trọng những con số này vô cùng, “sai một li là đi ngàn dặm”, khi đã sai thì còn tìm và sửa càng mệt hơn làm lại từ đầu.
Trên đây là một số tips học hiệu quả Nguyên lý kế toán, mình tin rằng các bạn sẽ có những cách học tốt cho riêng mình. Chúc các bạn học thật tốt môn này và đạt điểm cao nhé!!!