Chiến thuật làm bài thi Đánh Giá Năng Lực ĐHQG
Thi Đánh giá năng lực là bài kiểm tra tập trung đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh chuẩn bị bước vào đại học thông qua bài thi tổng hợp, dạng đề thi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (MCQ – Multiple Choice Question). Nội dung bài thi tích hợp đầy đủ cả về kiến thức và tư duy với hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng ghi nhớ. Dưới đây chúng mình sẽ chia sẻ về cấu trúc và chiến thuật chinh phục 1000+ điểm.
1- Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM (mới nhất)
Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.
Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:
Mục tiêu đánh giá | Số câu | Nội dung |
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ | Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh | |
1.1. Tiếng Việt | 20 | |
1.2. Tiếng Anh | 20 | |
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu | ||
2.1. Toán học | 10 | Các vấn đề về toán phổ thông. |
2.2. Tư duy logic | 10 | Các bài suy luận và xác định các quy luật logic. |
2.3. Phân tích số liệu | 10 | Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước. |
Phần 3. Giải quyết vấn đề | Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên | |
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học | 10 | |
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý | 10 | |
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học | 10 | |
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý | 10 | |
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội | 10 | |
Tổng cộng | 120 |
Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Phổ điểm thi đánh giá năng lực 2021
ĐHQG TP.HCM công bố kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2021, có hơn 1.800 thí sinh đạt trên 900 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực và thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.103 điểm.
2- Chiến thuật chinh phục 1000+ kỳ thi Đánh giá năng lực
Chiến thuật 1: Phân loại câu hỏi dễ lấy điểm và câu hỏi khó lấy điểm
a- Những câu hỏi dễ lấy điểm là những câu hỏi không chỉ thuộc môn học bạn yêu thích, bạn có sở trường mà còn bao gồm cả những môn bạn "sợ", môn bạn không giỏi nhưng mức độ khó của câu hỏi ở mức dễ.
Ví dụ: Bạn là 1 học sinh thi khối A1 những môn thế mạnh của bạn là Toán, Lý, Anh. Những môn bạn "sợ", môn bạn không giỏi nhưng lại dễ lấy điểm như Sử và Địa, là vì
Với môn Lịch sử: các câu hỏi rất dễ, bạn KHÔNG cần nhớ tháng năm các sự kiện trong quá khứ, không cần học thuộc lòng. Mà bạn chỉ cần ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Đề thi sẽ cho các bạn các văn bản và yêu cầu các bạn trả lời những câu hỏi ở dưới dựa vào văn bản trên, nó giống như kiểu bạn học môn ngữ văn vậy.
Với môn Địa lý: nó chỉ kiểm tra xem là các bạn biết sử dụng Atlat địa lý đến đâu thôi. Các bạn biết khai thác Atlat như thế nào, đa phần các câu hỏi địa lý, các bạn đều tìm được đáp án trong quyển atlat của mình.
Vì vậy, 2 môn học Lịch sử và Địa lý, bắt buộc chúng ta phải làm được và lấy điểm gần hết.
b- Những câu hỏi khó lấy điểm là những câu hỏi thuộc môn các bạn không giỏi về nó, mức độ khó của nó cao.
Ví dụ: Bạn không giỏi Hóa học và Sinh học, trong bài thi đánh giá năng lực, mức độ khó của 2 môn này được đánh giá là rất khó. Đối với những câu hỏi thuộc hai môn học này, thì phương pháp ĐỌC LƯỚT những câu nào mà bạn biết làm để làm trước, những câu nào mà bạn không biết làm thì sẽ đánh dấu lại và để lúc nữa bạn khoanh lụi. Các bạn biết câu nào thì làm câu đó, bởi vì nó rất là khó và nó không thuộc thế mạnh của bạn. Vì vậy bạn hãy dành thời gian để kiểm tra lại các câu hỏi đã làm và tập trung vào những câu hỏi mà bạn sẽ lấy điểm.
Ví dụ: Bạn là 1 học sinh thi khối A1 những môn thế mạnh của bạn là Toán, Lý, Anh. Những môn bạn "sợ", môn bạn không giỏi nhưng lại dễ lấy điểm như Sử và Địa, là vì
Với môn Lịch sử: các câu hỏi rất dễ, bạn KHÔNG cần nhớ tháng năm các sự kiện trong quá khứ, không cần học thuộc lòng. Mà bạn chỉ cần ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Đề thi sẽ cho các bạn các văn bản và yêu cầu các bạn trả lời những câu hỏi ở dưới dựa vào văn bản trên, nó giống như kiểu bạn học môn ngữ văn vậy.
Với môn Địa lý: nó chỉ kiểm tra xem là các bạn biết sử dụng Atlat địa lý đến đâu thôi. Các bạn biết khai thác Atlat như thế nào, đa phần các câu hỏi địa lý, các bạn đều tìm được đáp án trong quyển atlat của mình.
Vì vậy, 2 môn học Lịch sử và Địa lý, bắt buộc chúng ta phải làm được và lấy điểm gần hết.
b- Những câu hỏi khó lấy điểm là những câu hỏi thuộc môn các bạn không giỏi về nó, mức độ khó của nó cao.
Ví dụ: Bạn không giỏi Hóa học và Sinh học, trong bài thi đánh giá năng lực, mức độ khó của 2 môn này được đánh giá là rất khó. Đối với những câu hỏi thuộc hai môn học này, thì phương pháp ĐỌC LƯỚT những câu nào mà bạn biết làm để làm trước, những câu nào mà bạn không biết làm thì sẽ đánh dấu lại và để lúc nữa bạn khoanh lụi. Các bạn biết câu nào thì làm câu đó, bởi vì nó rất là khó và nó không thuộc thế mạnh của bạn. Vì vậy bạn hãy dành thời gian để kiểm tra lại các câu hỏi đã làm và tập trung vào những câu hỏi mà bạn sẽ lấy điểm.
Chiến thuật 2: Phân chia thời gian làm bài
Thời gian làm bài thi là 150 phút tương đương với 2 tiếng 30 phút. Chúng ta cần biết cách phân bổ thời gian làm bài để giữ được tinh thần tốt nhất trong suốt thời gian đó. Bạn cũng nên dành ra từ 2-3 phút để giải lao nhanh trong lúc làm bài. Để lấy lại tinh thần cũng như tăng mức độ tập trung của não bộ giúp việc làm bài trở nên hiệu quả hơn, mức độ chính xác cao hơn. Cách làm này sẽ giúp cho bạn giữ được phong độ làm bài y như lúc ban đầu các bạn vào làm bài vậy.
Khoảng cách giữa hai lần giải lao có thể là 30-45 phút. Trong lúc giải lao nhanh, các bạn có thể uống nước, hít thật sâu, bạn có thể ra ngoài rửa mặt hoặc "đi vệ sinh".
Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần giải lao, cũng như tần suất giải lao sẽ phụ thuộc vào tâm lý lúc đó, thời gian làm bài đã trôi qua và mức độ khó của câu hỏi. Thông thường càng đến gần thời gian làm bài thì tần suất và thời gian giải lao cần lâu hơn. Bởi vì lúc này chúng ta cần lấy lại tâm lý để có đầy đủ trí tuệ, minh mẫn từ đó có đáp án chính xác nhất.
Khoảng cách giữa hai lần giải lao có thể là 30-45 phút. Trong lúc giải lao nhanh, các bạn có thể uống nước, hít thật sâu, bạn có thể ra ngoài rửa mặt hoặc "đi vệ sinh".
Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần giải lao, cũng như tần suất giải lao sẽ phụ thuộc vào tâm lý lúc đó, thời gian làm bài đã trôi qua và mức độ khó của câu hỏi. Thông thường càng đến gần thời gian làm bài thì tần suất và thời gian giải lao cần lâu hơn. Bởi vì lúc này chúng ta cần lấy lại tâm lý để có đầy đủ trí tuệ, minh mẫn từ đó có đáp án chính xác nhất.
Trên là những trải nghiệm của chúng mình trong quá trình chinh phục 1000+ bài thi đánh giá năng lực. Hy vọng là sẽ hữu ích cho các bạn sắp chuẩn bị thi kỳ thi này. Chúc các bạn sẽ có kết quả thật cao trong bài thi tới nha.
Trong quá trình học nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì có thể gửi về hòm thư: info@onthisinhvien.com.