Phần 2 của bộ câu hỏi đúng/sai về marketing căn bản giúp bạn học tiếp những nội dung quan trọng từ chương 6 đến chương 10. Bao gồm các câu hỏi về xác lập chiến lược marketing, quản trị sản phẩm, quyết định định giá, phân phối và truyền thông. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!
 

>>> Xem thêm Câu hỏi đúng sai Marketing căn bản phần 1: TẠI ĐÂY

CHƯƠNG 6: XÁC LẬP VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

1. Mục tiêu của xác lập chiến lược kinh doanh là làm cho khả năng của doanh nghiệp và cơ hội trên thị trường thích ứng với nhau. ĐÚNG 
2. Quá trình lập chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp bắt đầu bằng việc đề xuất mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh.SAI
3. Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp cần phù hợp với môi trường kinh doanh. ĐÚNG 
4. Mục tiêu kinh doanh là lời tuyên bố về mục đích hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn hoàn thành điều gì trong một môi trường rộng lớn hơn. SAI
5. Danh mục kinh doanh tốt nhất khi nó phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và những cơ hội, thách thức từ môi trường kinh doanh bên ngoài. ĐÚNG 
6. Ngôi sao là đơn vị kinh doanh chiến lược thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng thị trường cao và hiện tại doanh nghiệp đang chiếm giữ thị phần nhỏ. SAI (thị phần lớn) 
7. Dấu hỏi là những đơn vị kinh doanh chiến lược thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng của thị trường cao, nhưng hiện tại doanh nghiệp chiếm giữ thị phần thấp. ĐÚNG 
8. Bò sữa là những đơn vị kinh doanh thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng thị trường thấp, thị phần mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ cũng nhỏ bé so với các doanh nghiệp khác trong ngành.SAI (lớn) 
9. Doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều cho các đơn vị kinh doanh thuộc nhóm Bò sữa mà nó vẫn tạo ra nguồn thu nhập lớn. ĐÚNG 
10.Phát triển thị trường là một kiểu chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách tăng lượng bán những sản phẩm hiện có trên các đoạn thị trường hiện tại mà không cần có sự thay đổi sản phẩm. SAI (mở rộng sản phẩm) 
11.Phát triển sản phẩm là kiểu chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách giới thiệu sản phẩm cải tiến hoặc sản phẩm mới cho những nhu cầu, mong muốn mới của khách hàng hiện tại. ĐÚNG 
12.Thâm nhập thị trường là kiểu chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách phát triển sang những lĩnh vực kinh doanh không có liên quan gì với sản phẩm và thị trường hiện tại. SAI
13.Phát triển thị trường: Đây là một kiểu chiến lược tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp bằng việc nhận dạng và phát triển các đoạn thị trường mới cho những sản phẩm hiện tại. ĐÚNG 
14.Chiến lược marketing của doanh nghiệp phải hướng vào từng nhóm khách hàng cụ thể, tạo ra và cung ứng cho họ những giá trị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. ĐÚNG 
15.Các công cụ marketing hỗn hợp được quyết định không dựa trên chiến lược marketing của doanh nghiệp. SAI
16.Doanh nghiệp có thể kết hợp vài điểm mạnh với một cơ hội trong ma trận SWOT để đề xuất chiến lược. ĐÚNG 
17.Mô hình tổ chức bộ phận marketing theo đó công việc nghiệp vụ chủ chốt do các chuyên gia chức năng chuyên nghiệp phụ trách là tổ chức bộ phận marketing theo khu vực/vùng địa lý.SAI (marketing theo chức năng)
18.Các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm và/hoặc thương hiệu khác nhau thường lựa chọn mô hình tổ chức theo sản phẩm/ thương hiệu. ĐÚNG 
19.Tổ chức bộ phận marketing theo chức năng là mô hình theo đó các nhân viên marketing và bán hàng được phân công phụ trách theo quốc gia, vùng, khu vực cụ thể. SAI
20.Nhà quản trị marketing kiểm tra bằng cách rà soát, đánh giá và đo lường những kết quả đạt được của kế hoạch marketing trên cơ sở đó có thể thực hiện những hoạt động điều chỉnh nhằm đảm bảo chắc chắn đạt được các mục tiêu đã định. ĐÚNG 

>>> Xem thêm: 100 câu hỏi trắc nghiệm Marketing căn bản

CHƯƠNG 7: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM

1. Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm là giai đoạn phát triển. -> giới thiệu SAI
2. Đối với sản phẩm là bút bi thì ruột bút chính là sản phẩm cốt lõi theo quan điểm của marketing. SAI
3. Chủng loại sản phẩm là tập hợp tất cả các loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. ĐÚNG 
4. Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự thay đổi của chi phí sản xuất sản phẩm kể từ khi sản phẩm được tung vào thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường. SAI
5. Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing. ĐÚNG 
6. Mở rộng thương hiệu là cách thức các công ty dùng các yếu tố nhận diện thương hiệu khác nhau cho các dòng sản phẩm khác nhau trong cùng một chủng loại (sử dụng nhiều thương hiệu) SAI
7. Thông tin về phẩm chất sản phẩm là thông tin bắt buộc phải có trên bao bì (không bắt buộc) SAI
8. Ở giai đoạn bão hòa trong chu kỳ sống sản phẩm, doanh nghiệp nên cải biến thị trường ĐÚNG 
9. Quyết định về nội dung dịch vụ là quyết định liên quan đến chất lượng của dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. (3 yếu tố) SAI
10. Đặc tính của sản phẩm là những lợi ích cốt lõi của nó (thuộc tính/giá trị/…) SAI
11. Muốn tăng mức độ phong phú của danh mục sản phẩm thì cần tăng tổng số mặt hàng thành phần của danh mục ĐÚNG  
12. Đồng thương hiệu sẽ giúp mang lại lợi ích cho cả hai doanh nghiệp ĐÚNG 
13. Khi đặt tên thương hiệu chỉ nên đề xuất một phương án tên cho một sản phẩm SAI
14. Sự độc đáo và khác biệt sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu ĐÚNG 
15. Khi quyết định về dịch vụ khách hàng, công ty chỉ có một hình thức duy nhất là tự thực hiện cung cấp dịch vụ. SAI

CHƯƠNG 8: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ

1. Chiến lược “hớt váng” là chiến lược đặt giá bán cho một sản phẩm ở mức thấp nhất có thể để chiếm được phần lớn thị trường. (chiến lược “dẫn đầu thị phần”/ “thâm nhập thị trường”) SAI
2. Để thực hiện mục tiêu dẫn đầu thị phần, các doanh nghiệp thường đặt mức giá cao cho sản phẩm. SAI (mục tiêu dẫn đầu về chất lượng) 
3. Khi môi trường kinh tế tốt thì doanh nghiệp có thể định giá cao hơn cho sản phẩm của mình ĐÚNG 
4. Cách thức điều tiết giá của Nhà nước ảnh hưởng đến quyết định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp ĐÚNG 
5. Giá cả là yếu tố duy nhất trong hệ thống Marketing Mix tạo ra doanh thu còn các yếu tố khác thể hiện chi phí. ĐÚNG 
6. Việc giảm giá cho những cuộc gọi vào ban đêm hoặc ngày nghỉ, ngày lễ tết được gọi là chính sách định giá hai phần. (chính sách định giá phân biệt) SAI
7. Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi cầu về một sản phẩm vượt quá cung về sản phẩm đó thì doanh nghiệp nên tăng giá bán sản phẩm. ĐÚNG 
8. Áp dụng một mức giá thống nhất bao gồm cả chi phí vận chuyển nghĩa là người mua ở gần thì được mua với giá thấp hơn, còn người mua ở xa thì phải mua với giá cao hơn.SAI
9. Để xác định ảnh hưởng của cạnh tranh tới các quyết định về giá doanh nghiệp cần quan tâm đến tương quan giá và chất lượng của sản phẩm cạnh tranh ĐÚNG 
10. Xem nhẹ sự can thiệp của chính phủ về giá là một trong những sai lầm của doanh nghiệp khi ra quyết định về giá ĐÚNG 
11. Nếu doanh nghiệp đang ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì việc doanh nghiệp quyết định một mức giá cho riêng mình không tham khảo các thông tin thị trường là không có ý nghĩa. ĐÚNG 
12. Thị trường nhạy cảm về giá là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chiến lược giá hớt váng (thị trường ít/không nhạy cảm về giá) SAI
13. Doanh nghiệp có thể đối phó với cạnh tranh giá bằng việc giữ nguyên giá và tăng chi phí marketing ĐÚNG 
14.Xây dựng chiến lược giá cho doanh nghiệp chỉ có nghĩa là xác định cho mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp một mức giá nhất định. SAI
15.Nếu đối thủ cạnh tranh giảm giá bán thì doanh nghiệp cũng phải giảm giá theo để không mất những khách hàng hiện tại. SAI

>>> Xem thêm: Các câu hỏi tự luận Marketing căn bản

CHƯƠNG 9: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI

1. Phương thức phân phối độc quyền thường được các nhà sản xuất độc quyền áp dụng do họ muốn kiểm soát giá bán sản phẩm trên thị trường SAI
2. Đối với những sản phẩm mau hỏng, khó bảo quản…thì nhà quản lý kênh nên sử dụng kênh dài để sản phẩm nhanh chóng đến được tay người tiêu dùng SAI
3. Phân phối trực tiếp đảm bảo cho các sản phẩm mới nhanh chóng được tất cả các khu vực thị trường chấp nhận ĐÚNG 
4. Trong một kênh phân phối truyền thống, các thành viên trong kênh thường ít hoặc không hợp tác với nhau ĐÚNG 
5. Chiều dài của kênh phân phối được tính bằng số lượng trung gian thương mại có mặt tại mỗi cấp độ trong kênh (chiều rộng) SAI
6. Các sản phẩm có giá trị thấp như báo, tạp chí vẫn có thể phân phối trực tiếp nếu chúng được mua thường xuyên và với khối lượng lớn ĐÚNG 
7. Chức năng chính của các trung gian thương mại chỉ là vận tải và lưu kho hàng hóa SAI
8. Các quyết định của người quản trị marketing về phân phối có ảnh hưởng dài hạn và khó khăn hơn các quyết định về sản phẩm, giá và xúc tiến ĐÚNG 
9. Chức năng chính của các trung gian thương mại chỉ là cung cấp thông tin để đưa người mua và người bán gặp nhau và vận tải lưu kho hàng hóa SAI
10. Khi áp dụng phương thức phân phối chọn lọc, nhà quản lý kênh sẽ cố gắng đưa sản phẩm của mình tới càng nhiều nhà bán lẻ càng tốt SAI
11. Xung đột kênh là hiện tượng xảy ra khi có bất đồng về vai trò và mục tiêu hoạt động giữa các thành viên kênh ĐÚNG 
12. Để khuyến khích các thành viên kênh hoạt động, người quản lý kênh nên tiến hành tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh ĐÚNG 
13. Các thành viên cơ bản của kênh phân phối là nhà sản xuất, các trung gian thương mại và các công ty vận tải, công ty kho. SAI
15. Bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phải kinh doanh ĐÚNG 
16. Trong một kênh phân phối truyền thống, các thành viên trong kênh thường ít hoặc không hợp tác với nhau.ĐÚNG 
17. Chức năng chính của các trung gian thương mại chỉ là cung cấp thông tin để đưa người mua và người bán gặp nhau và vận tải lưu kho hàng hóa SAI
18. Nguyên nhân của xung đột kênh có thể là do những bất đồng về vai trò và mục tiêu hoạt động giữa các thành viên kênh. ĐÚNG 
19. Nhà bán buôn là những trung gian bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. SAI
20. Bề rộng kênh phân phối là số cấp độ trung gian có mặt trong kênh phân phối.SAI

>>> Xem thêm: thi thử trắc nghiệm Marketing căn bản

CHƯƠNG 10: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP

1. Truyền thông marketing đóng một vai trò quan trọng đối với tất cả các công ty ĐÚNG ĐÚNG 
2. Theo một nghiên cứu gần đây, truyền thông marketing tích hợp hiếm khi được sử dụng bởi các nhà marketing B2B. SAI
3. Truyền thông marketing tích hợp đã giảm đáng kể tầm quan trọng trong những thập kỷ gần đây. SAI
4. Marketing và truyền thông hầu như không thể tách rời ĐÚNG 
5. Việc sử dụng truyền thông marketing không thích hợp với các tổ chức phi lợi nhuận. SAI
6. Hầu hết các hoạt động truyền thông marketing thực hiện ở cấp độ thương hiệu. ĐÚNG 
7. Nhiều công ty coi các công cụ truyền thông khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, v.v., là các hoạt động hầu như tách biệt hơn là các công cụ tích hợp hoạt động cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. ĐÚNG 
8. Truyền thông marketing tích hợp là triết lý và thực tiễn của việc phối hợp một cách cẩn thận các công cụ truyền thông marketing riêng biệt với nhau. ĐÚNG 
10. Một lý do khiến các công ty không triển khai IMC là bởi vì các nhà cung cấp bên ngoài, chẳng hạn như các công ty tư vấn quảng cáo, quan hệ công chúng và xúc tiến bán, đã miễn cưỡng mở rộng chức năng của họ ngoài một công cụ của truyền thông marketing mà họ đã phát triển chuyên môn và xây dựng danh tiếng của mình. ĐÚNG 
11. Phối hợp các thông điệp và phương tiện truyền thông là hoàn toàn quan trọng để đạt được một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán nhằm thúc đẩy người tiêu dùng hành động. ĐÚNG 
12. Truyền thông marketing thành công đòi hỏi phải xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng / khách hàng của chúng. ĐÚNG 
13. Mục tiêu của truyền thông marketing là nâng cao giá trị thương hiệu như một cách thức khiến khách hàng hành động có lợi đối với thương hiệu ĐÚNG 
14. Lựa chọn phân đoạn mục tiêu là một bước quan trọng đối với việc truyền thông marketing hiệu quả. ĐÚNG 
15. Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing thành công là cắt giảm chi phí SAI

 
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về học phần Marketing căn bản thì đừng ngại ngần Click vào ô màu đỏ ở trên để nhận thêm nhiều tài liệu và bài giảng (có tài liệu học thử FREE) nhé! Chúc các bạn học tốt!