Tổng hợp kiến thức trọng tâm chương I, II, III môn Nguyên lý kế toán cùng Onthisinhvien.com
Tổng hợp kiến thức trọng tâm chương I, II, III môn Nguyên lý kế toán Đại học Vinh, các em dùng để tham khảo học tập, trong quá trình làm khó tránh khỏi sai sót, các bạn có thể trao đổi và hỏi đáp cũng như phản hồi về group Ôn luyện Nguyên lý kế toán NEU, đội ngũ Admin sẽ hỗ trợ học tập.
Ảnh group FacebookChương 1: Những vấn đề chung về kế toán
A. Đối tượng kế toán là gì:
- Tài sản
- Nguồn hình thành
- Sự vận động tài sản
- Hiện hữu tại đợn vị( tiền mặt, TSCĐ, CCDC, hàng hóa,..)
- Phải thu ( tạm ứng, phải thu khách hàng, trả trước nhà cung cấp, ký quỹ,…)
- Vô hình ( TSCĐ vô hình: thương hiệu, phần mềm, chi phí trả trước)
- Phải trả ( phải trả lương, phải trả nhà cung cấp, khách hàng ứng trước tiền hàng, vay các tổ chức tín dụng,…)
- Nguồn hình thành từ ban đầu: vốn góp, vốn chủ sở hữu,…
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Thay đổi kết cấu tài sản hoặc nguồn hình thành tài sản
- Thay đổi tạo ra doanh thu, chi phí cho doanh nghiệp
B. Các nguyên tắc được sử dụng trong nguyên tắc kế toán
Nguyên tắc cơ sở dồn tíchGhi nhận DT,CP không gắn với dòng tiền thực thu, thực chi
+ DT được ghi nhân khi thỏa mãn 2 điều kiện:
- Kết thúc nghĩa vụ giao hàng hóa, dịch vụ
- Khách hàng chấp nhận thanh toán
Nguyên tắc trọng yếu
Ghi nhận DT, CP, KQ cho phép bỏ qua những sự kiện nhưng không quan trọng tính hết vào chi phí 1 kỳ
VD: + CCDC trọng yếu→ phân bổ chi phí cho nhiều kỳ→TS tăng→NT phù hợp
+ CCDC không trọng yếu→ CP tính hết vào 1 kỳ→ CP( CPBH/ CPQLDN) tăng→ NT trọng yếu
Nguyên tắc thận trọng
- Không đánh giá quá cao TS DT, TN
- Không đánh giá quá thấp NPT, CP
- TS doanh thu, thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
- NPT và CP ghi nhận khi có bằng chứng cụ thể
Nguyên tắc phù hợp
Ghi nhận DT, CP ở thời điểm thực tế phát sinh, DT được ghi nhận phù hợp với chi phí tương ứng
NT kế toán phù hợp áp dụng trong trường hợp kế toán dồn tích
Nguyên tắc giá gốc
- Giá gốc là toàn bộ chi phí đã trả hoặc phải trả để mua TS có mặt tại doanh nghiệp ở trạng thái sẵn sàng sử dụng và giá trị của TS không thay đổi trong suốt quá trình hình thành
Nguyên tắc nhất quán
Các chính sách và pp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và pp kế toán đã chọn phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thây đổi đó trong phần thuyết trình BCTC
Bấm theo dõi Ôn thi sinh viên để nhận được nhiều video học tập miễn phí nhé!!!
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT
Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán
A. Nội dung của bản chứng từ
Các yếu tố bắt buộc của một chứng từ kế toán phải có
- Tên gọi chứng từ ( hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,…)
- Số hiệu của chứng từ
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
- Chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và giá trị
- Chữ ký, ghi rõ họ và tên của những người có trách nhiệm
Các yếu tố bổ sung của một chứng từ kế toán
- Định khoản
- Lôgô công ty
- Phương thức thanh toán
- ……………..
B. Phân loại chứng từ
Theo địa điểm lập- Bên trong:
- Bên ngoài
Mục đích lập
- Mệnh lệnh
- Thủ tục
- Thực hiện
- Liên hợp
Mức độ khái quát
- Chứng từ gốc
- Chứng từ tổng hợp
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT
Chương 3: phương pháp tính giá
A. Tính giá quá trình mua hàng
Công thức tính giá thực tế của tài sản mua vàoGiá trị thực tế của TS mua vào = giá mua trên hóa đơn + thuế NK, TTĐB, phí, lệ phí - các khoản giảm giá, CKTM
Trong đó:
- Giá mua trên hóa đơn là giá chưa bao gồm thuế GTGT nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, bãi,…
Lệ phí trước bạ = Giá mua cả thuế GTGT x Tỷ lệ phí trước bạ
Giá mua cả thuế GTGT = Giá mua chưa thuế GTGT x (1+ Thuế suất thuế GTGT)
Giá mua chưa thuế GTGT = Giá mua cả thuế GTGT / ( 1+ thuế suất thuế GTGT)
Giảm giá/ CKTM = giá mua chưa thuế GTGT x Tỷ lệ giảm giá/ CKTM
B. Tính giá quá trình sản xuất
Làm theo nội dung sau:- CPNVLTT: chi phí vật liệu chính, phụ dùng để sản xuất sản phẩm
- CPNCTT: chi phí lương + các khoản trích theo lương ( 23,5% x lương) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
- CPSXC: chi phí dùng tại phân xưởng (chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng…)
- Tổng CPSXPS trong kỳ = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
- CPSXDDĐK ( theo đề bài) = số dư đầu kỳ của TK 154 - CPSXKDDD
- CPSXDDCK (theo đề bài)
- Tổng giá thành = CPSXDDĐK + CPSXPSTK - CPSXDDCK
- Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/ số lượng sản phẩm hoàn thành
C. Tính giá tài sản xuất dùng, xuất bán
- Phương pháp Nhập trước – Xuất trước
- Phương pháp bình quân
- Phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ)
- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân di động)
- Phương pháp đích danh
- Phương pháp giá bán lẻ ( sử dụng cho siêu thị)
- Bộ tài liệu tham khảo mới nhất năm 2022: Nguyên Lý Kế Toán
Phần mềm trắc nghiệm nguyên lý kế toán
Hay khóa video Nguyên lý kế toán.
ibx cho page Onthisinhvien.com - nếu bạn chưa biết đăng ký khóa nào phù hợp với mình.
Page hoạt động trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7.
Vì vậy nếu bạn cần học ngay trong đêm, hay lựa chọn trường của mình tìm kiếm tên môn và đăng ký thanh toán bằng momo/vnpay để nhận mã kích hoạt ngay sau khi thanh toán. mà không cần chờ page!
Chúc bạn thi tốt!