Có thể nói, Kế toán tài chính 1 là một trong những bước đệm quan trọng đối với các bạn học chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Tuy nhiên có rất nhiều bạn “quên đường lạc lối”, “hoang mang Hồ Quỳnh Hương”, “không biết đâu là nhà”. Nếu cứ để tình trạng đó diễn ra kéo dài thì tương lai của chúng ta sẽ đi về đâu?, con đường học chuyên ngành Kế - Kiểm của mình sẽ như thế nào?, liệu có nên chuẩn bị tiền để học lại huhu. NHƯNG các bạn ơi, hôm nay mình sẽ giúp các bạn giảm bớt đi 1 phần nỗi lo bằng cách chia sẻ 1 số cách cũng như là tóm tắt lại 1 số kiến thức để có thể học tốt được môn Kế toán tài chính 1. Nhưng mà nói trước nè, đây chỉ là kinh nghiệm của mình thôi, mức độ hữu dụng của nó sẽ tùy vào mỗi bạn khác nhau vì cách học, cách tư duy của mỗi người là khác nhau mà, đúng không nè. Nhưng mình tin chắc rằng nếu các bạn cố gắng duy trì, áp dụng thì chắc chắn sẽ “hái được quả” thôi.

1. Báo cáo tài chính:

-          Cần nắm rõ 1 bộ Báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và 1 bản thuyết minh.

-          Báo cáo tình hình tài chính phản ánh thông tin theo thời điểm, 2 báo cáo còn lại phản ánh thông tin theo thời kỳ.

-          Tài sản được trình bày trên BCTHTC theo tính thanh khoản giảm dần, NPT được trình bày theo ngày đáo hạn xa dần à từ đó có thể đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2. Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu:

-          Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong quá trình chuyển đổi. (Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 2 tháng là 1 ví dụ của Tương đương tiền đấy nhé)

-          TK 331 có số dư bên Có thì cũng mang bản chất là 1 khoản phải thu luôn đó nha.

-          Dự phòng các khoản phải thu khó đòi: khi có dấu hiện Khách hàng phá sản, Khách hàng trốn nợ, liên lạc 7749 lần mà vẫn không được,…

3. Đo lường doanh thu:

-          5 điều kiện ghi nhận doanh thu đối với kinh doanh hàng hóa, trong đó quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chuyển phần lớn rủi ro là lợi ích gắn liền với tài sản cho khách hàng.

-          Doanh thu có thể được ghi nhận theo thời kỳ hoặc ghi nhận theo thời điểm. (Ví dụ: bán phần mềm à ghi nhận theo thời điểm, cung cấp dịch vụ nâng cấp trong vòng 2 năm à ghi nhận theo thời kỳ)

-          Chú ý đến các hệ số phân tích khả năng sinh lời: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản, vòng quay khoản phải thu, hệ số lợi nhuận biên, hệ số lợi nhuận trên tài sản, hệ số lợi nhuận trên vốn CSH.

4. Hàng tồn kho:

-          2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên & phương pháp kiểm kê định kỳ.

-          3 phương pháp tính giá hàng tồn kho: FIFO, bình quân gia quyền, thực tế đích danh. Trong đó, thực tế hầu hết các doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền là chủ yếu.

-          Khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu à điều chỉnh số liệu trên sổ sách để phù hợp với số thực tế (Tuy nhiên vẫn phải tìm ra nguyên nhân thừa, thiếu nhé)

-          Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho: khi NRV < giá gốc hàng tồn kho

Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT

5. Tài sản cố định:

-          Điều kiện ghi nhận TSCĐ: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, Nguyên giá được xác định 1 cách đáng tin cậy, Thời gian sử dụng trên 1 năm, Giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

-          Tính nguyên giá TSCĐ: giá mua + CP liên quan trực tiếp + thuế không được hoàn

-          Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao theo thời gian (Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh), khấu hao theo hoạt động (Khấu hao theo số lượng sản phẩm tạo ra), Khấu hao theo thành phần (cái này thì mình rất ít gặp nè)     

-          Kế toán tăng/ giảm TSCĐ.

6. Những lưu ý trong quá trình học Kế toán tài chính 1:

ü  Hãy làm bài trong sách thật nhiều, hiểu tường tận, đặc biệt là những bài tập mang tính chất tổng hợp (Vì đề thi hầu như là ra dạng bài tập tổng hợp)

ü  Hãy hỏi để biết: Không biết không đáng sợ, đáng sợ là khi mình không biết nhưng người ta lại tưởng mình biết.

ü  Học số hiệu tài khoản càng chắc càng tốt: Mặc dù đi thi tụi mình vẫn được mang bảng Hệ thống tài khoản. Tuy nhiên, việc ghi nhớ các TK sẽ là 1 lợi thế đấy, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời làm bài luôn.

ü  Nên đọc kĩ lý thuyết được đề cập trong sách vì đối với những câu hỏi trắc nghiệm, thầy cô sẽ moi từng ngóc ngách để mà ra đề luôn đó huhu.

ü  Trong quá trình học, hãy ghi chú lại những điều mà thầy cô nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

ü  Tận dụng tốt thời gian học trên lớp nha, đừng có hòng mà lên lớp ngủ rồi đi về à nghe.

è Tóm lại là hãy đọc sách và làm bài tập trong sách thật nhiều.

>> Học đầy đủ khóa học UEH 12 ngày chinh phục A+ môn Kế toán tài chính 1 cùng mentor Trần Hồ Vũ Hạ tại đây
>> Chia sẻ Bí quyết "giựt" học bổng nhiều kỳ liên tiếp tại UEH
>> Xem thêm: Cấp 3 & Đại học - Tâm lý thay đổi - Phải làm sao đây?