Trong Kinh tế Chính trị Mác Lênin, các chủ thể tham gia thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân và nhà nước. Người sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng quyết định nhu cầu mua sắm; thương nhân đóng vai trò trung gian lưu thông hàng hóa; còn nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!

1. Người sản xuất
- Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng. Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng bởi sản xuất tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng. Quy mô và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng; chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng.
- Trong nền kinh tế, người sản xuất là những người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất chủ yếu của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
- Trong nền kinh tế thị trường, tất cả những người sản xuất được gọi chung là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai tác nhân chủ yếu trên thị trường; họ tương tác với nhau trên thị trường hình thành nên giá cả thị trường; qua đó hàng hóa được trao đổi thỏa mãn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất.
- Trong nền kinh tế chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế chịu sự điều tiết bởi giá cả thị trường, mọi hoạt động diễn ra khách quan, không có sự can thiệp của chính phủ gọi là cơ chế thị trường. Khi nhà nước tham gia vào kinh tế, quản lý và điều tiết nền kinh tế thì gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
- Trong nền kinh tế, người sản xuất là những người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất chủ yếu của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
- Trong nền kinh tế thị trường, tất cả những người sản xuất được gọi chung là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai tác nhân chủ yếu trên thị trường; họ tương tác với nhau trên thị trường hình thành nên giá cả thị trường; qua đó hàng hóa được trao đổi thỏa mãn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất.
- Trong nền kinh tế chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế chịu sự điều tiết bởi giá cả thị trường, mọi hoạt động diễn ra khách quan, không có sự can thiệp của chính phủ gọi là cơ chế thị trường. Khi nhà nước tham gia vào kinh tế, quản lý và điều tiết nền kinh tế thì gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
2. Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân, hộ gia đình; họ là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Người tiêu dùng mua với số lượng lớn thì người sản xuất bán được nhiều hàng, có thu nhập lớn và ngược lại.
- Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
- Người tiêu dùng là người quyết định hành vi mua sắm của mình. Mục tiêu của họ là đạt được lợi ích tối đa trong tiêu dùng với nguồn thu nhập có hạn. Khi đưa ra một quyết định mua sắm, người tiêu dùng có quyền được tự do tham khảo, lựa chọn sản phẩm mình muốn mua sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích, theo giá cả mong muốn. Vì vậy, thông qua hành vi mua sắm, người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
- Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu trong nền kinh tế. Từ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, người sản xuất căn cứ vào đó để đưa ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng từ nhu cầu của người tiêu dùng, người sản xuất sẽ có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt lợi ích cao nhất.
- Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
- Người tiêu dùng là người quyết định hành vi mua sắm của mình. Mục tiêu của họ là đạt được lợi ích tối đa trong tiêu dùng với nguồn thu nhập có hạn. Khi đưa ra một quyết định mua sắm, người tiêu dùng có quyền được tự do tham khảo, lựa chọn sản phẩm mình muốn mua sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích, theo giá cả mong muốn. Vì vậy, thông qua hành vi mua sắm, người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
- Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu trong nền kinh tế. Từ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, người sản xuất căn cứ vào đó để đưa ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng từ nhu cầu của người tiêu dùng, người sản xuất sẽ có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt lợi ích cao nhất.
THAM KHẢO NGAY EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ:
👉UEL EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UFM EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HVTC EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HUCE EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉NEU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉TMU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEH EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEL EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UFM EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HVTC EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HUCE EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉NEU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉TMU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEH EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
- Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Họ là người đặt hàng chủ yếu của các doanh nghiệp, các hãng sản xuất trên thị trường. Với tư cách là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể đưa ra ý kiến góp ý chính xác về sản phẩm, dịch vụ đang sử dụng. Tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng và ý kiến thu thập được từ phía người tiêu dùng, người sản xuất có thể điều chỉnh lại phương pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Thương nhân và các trung gian thương mại
- Thương nhân là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, lấy việc mua bán hàng hóa là cơ sở để tồn tại và phát triển. Hoạt động của các thương nhân được biểu hiện khái quát qua công thức vận động T – H – T.
- Việc xuất hiện của các thương nhân là một tất yếu kinh tế do sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân công lao động xã hội. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa còn ở quy mô nhỏ bé, người sản xuất thường đảm nhận cả việc bán hàng hóa. Lúc này, hàng hóa đi thẳng từ tay người sản xuất tới người tiêu dùng sau hành vi bán của người sản xuất. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, chức năng mua bán hàng hóa được tách ra thành một chức năng riêng biệt, làm xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên đảm nhận việc mua bán hàng hóa. Mặc dù chỉ là trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng, song thương nhân có vai trò rất quan trọng trên các mặt sau:
- Việc xuất hiện của các thương nhân là một tất yếu kinh tế do sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân công lao động xã hội. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa còn ở quy mô nhỏ bé, người sản xuất thường đảm nhận cả việc bán hàng hóa. Lúc này, hàng hóa đi thẳng từ tay người sản xuất tới người tiêu dùng sau hành vi bán của người sản xuất. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, chức năng mua bán hàng hóa được tách ra thành một chức năng riêng biệt, làm xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên đảm nhận việc mua bán hàng hóa. Mặc dù chỉ là trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng, song thương nhân có vai trò rất quan trọng trên các mặt sau:
+ Sự xuất hiện của của các thương nhân giúp những người sản xuất chỉ chuyên tâm vào sản xuất, không phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm nên rút ngắn được thời gian lưu thông, tăng nhanh vòng quay của vốn. Đồng thời, năng lực sản xuất không bị phân tán; các điều kiện về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý... được tập trung vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên có điều kiện để nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, đặc biệt các thông tin liên qua đến cạnh tranh giữa những người sản xuất... Từ đó, cung cấp thông tin cho người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp thời theo yêu cầu thị trường. Thương nhân hoạt động trên lĩnh vực lưu thông nên họ cũng nắm vững tình hình thị trường, pháp luật, tập quán địa phương và các đối tác. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro, thúc đẩy hàng hóa được phân phối nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Thương nhân chuyên trách hoạt động trong lưu thông nên có điều kiện để tiết kiệm các chi phí phải bỏ ra trong lưu thông. Một thương nhân có thể phục vụ việc bán hàng của nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau nên các chi phí về quảng cáo, vận chuyển, xây dựng cửa hàng, sổ sách bán hàng, thuê nhân viên... sẽ nhỏ hơn so với chi phí mà mỗi người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này
Nhờ hoạt động của các trung gian thương mại, người sản xuất có thể thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đa dạng. Trên cơ sở đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các trung gian thương mại cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho người tiêu dùng trong tiếp cận với các sản phẩm của người sản xuất thông qua hệ thống phân phối có mặt ở mọi nơi.
Tóm lại, thương nhân và các trung gian thương mại tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các trung gian thương mại cũng làm cho sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau, không có sự liên hệ trực tiếp với nhau trên thị trường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, có thể dẫn tới khủng hoảng sản xuất thừa.
4. Nhà nước
- Trên thị trường, nhà nước vừa là người tiêu dùng lớn; đồng thời vừa là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu các hàng hóa, dịch vụ công cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ quốc phòng, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt động của nhà nước là lợi ích chung của toàn xã hội, của cả nền kinh tế; song nhà nước không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn vì nhiều lợi ích khác như chính trị, quốc phòng, an ninh, giáo dục...
- Nhà nước là tác nhân quan trọng, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trò lớn nhất của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, chính sách của mình và thực hiện các chức năng cơ bản sau:
Chức năng hiệu quả: nhà nước sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nước sử dụng các biện pháp, công cụ, chính sách để can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, khắc phục các thất bại của thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Chức năng công bằng: nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách thuế, các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng trong nền kinh tế do cơ chế thị trường gây ra; khắc phục những bất công trong xã hội trên nhiều lĩnh vực; tạo điều kiện cho mọi thành viên được hưởng phúc lợi như nhau và trợ cấp, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro bất trắc trong xã hội.
- Nhà nước là tác nhân quan trọng, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trò lớn nhất của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, chính sách của mình và thực hiện các chức năng cơ bản sau:
Chức năng hiệu quả: nhà nước sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nước sử dụng các biện pháp, công cụ, chính sách để can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, khắc phục các thất bại của thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Chức năng công bằng: nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách thuế, các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng trong nền kinh tế do cơ chế thị trường gây ra; khắc phục những bất công trong xã hội trên nhiều lĩnh vực; tạo điều kiện cho mọi thành viên được hưởng phúc lợi như nhau và trợ cấp, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro bất trắc trong xã hội.
THAM KHẢO NGAY EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ:
👉UEL EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UFM EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HVTC EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HUCE EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉NEU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉TMU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEH EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEL EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UFM EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HVTC EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉HUCE EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉NEU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉TMU EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
👉UEH EBOOK KINH TẾ CHÍNH TRỊ: NHẬN TẠI ĐÂY
Chức năng ổn định: nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, phân phối, chính sách kinh tế đối ngoại… nhằm giảm bớt các biến động theo chiều hướng xấu trong nền kinh tế như thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, suy thoái… Nhà nước còn đóng vai trò chính trong củng cố quốc phòng - an ninh, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục... để duy trì sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kinh tế.
Chức năng định hướng: nhà nước định hướng cho sự phát triển nền kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho sản xuất, thị trường ổn định, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế đáp ứng các yêu cầu phát triển. Nhà nước cũng tạo ra hành lang pháp luật cho các hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản cho hoạt động của thị trường; đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của người sản xuất, các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp luật do nhà nước thiết lập sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế theo định hướng nhất định.
Các chủ thể tham gia thị trường trong Kinh tế Chính trị Mác Lênin như người sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân và nhà nước có mối quan hệ mật thiết, tương tác và cùng nhau điều tiết thị trường. Hiểu rõ vai trò của từng chủ thể giúp chúng ta thấy được sự phức tạp và toàn diện của nền kinh tế thị trường, từ đó tìm ra những cách thức tối ưu để phát triển sản xuất, tiêu dùng và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT